Không vào được trang quản trị WordPress do đâu và khắc phục thế nào?

Không vào được trang quản trị WordPress do đâu và khắc phục thế nào là điều rất nhiều khách hàng gửi đến cho AIO sau khi được bàn giao website. Khi mới cài đặt hoặc trong quá trình sử dụng, sẽ có những lúc chủ website không vào được trang quản trị wordpress và điều này khiến họ lo lắng. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng AIO tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục lỗi này hiệu quả nhé!

không vào được trang quản trị wordpress

1. Nguyên nhân không vào được trang quản trị WordPress

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không vào được trang quản trị WordPress. 

Do chuyển đổi Hosting, xung đột Plugin

Đây là nguyên nhân khá phổ biến bởi sau khi đổi hosting hoặc xung đột Plugin, ban sẽ có thể không vào được trang quản trị WordPress. Kết quả sẽ là báo lỗi hoặc website load mãi không vào được. 

Không thể thiết lập kết nối với cơ sở dữ liệu

Việc không thể thiết lập kết nối với cơ sở dữ liệu đó là:

  • Hosting bị yếu
  • DDOS, mySQL bị quá tải không thể xử lý dữ liệu gửi đi và gửi về được
  • Thiếu RAM
  • Thông tin Database của File wp-config.php bị nhập sai
  • Server không phản hồi
  • Cơ sở dữ liệu không tồn tại hoặc bị lỗi
  • Do thời gian kết nối tới cơ sở dữ liệu hết hạn,…

Cạn kiệt bộ nhớ, chủ đề được mã hóa kém

Một nguyên nhân cần phải lưu ý đó chính là bộ nhớ cạn kiệt hoặc do một Plugin nào đó gây ra, chủ đề mã hóa kém… sẽ dẫn đến tình trạng màn hình trắng trên trang quản trị.

Xem thêm: Thiết kế website công ty luật

Không truy cập được wp admin do mật khẩu sai

Nếu bạn nhập mật khẩu, tên người dùng nhưng không vào được trang quản trị thì có thể bạn đã nhập sai hay quên mật khẩu. Hãy cố gắng đặt lại mật khẩu và chờ đợi email xác nhận. Còn trong trường hợp không nhận được email phản hồi thì rất có thể bạn đã bị hack website.

Mất quyền quản trị viên

Bạn có thể bị mất quyền quản trị viên do hacker. Lúc này khi đăng nhập vào trang quản trị, bạn sẽ không còn thấy bất cứ chức năng nào nữa.

Do lỗi PHP

Lỗi PHP có thể là lỗi chức năng hay lỗi cú pháp. Lỗi này thường xảy ra khi bạn dán mã vào website. Nói một cách cụ thể hơn là bạn đã dán mã bất kỳ từ một website đã khóa quyền quản trị viên.

2. Làm thế nào khi không vào được trang quản trị WordPress

Mỗi một nguyên nhân gây ra lỗi không vào được trang quản trị WordPress đều có cách khắc phục riêng. Nếu đang thắc mắc làm thế nào khi không vào được trang quản trị thì hãy tham khảo ngay những cách dưới đây.

Sửa lỗi do chuyển đổi hosting, xung đột Plugin

Với lỗi này, bạn chỉ cần khắc phục đơn giản với các bước sau:

  • Bật ẩn danh – xóa lịch sử truy cập
  • Thay thế URL  /wp-login.php cho wp-admin
  • Đăng nhập với tên, mật khẩu như mọi khi

Hoặc, bạn có thể áp dụng cách thứ 2 đó là:

  • Truy cập Hosting chứa website
  • Chỉnh sửa file wp-config.php
  • Thêm đoạn code: define(‘WP_HOME’,’http://example.com‘); define(‘WP_SITEURL’,’http://example.com’);

Lưu ý: Bạn cần thay example bằng tên miền của bạn.

Khắc phục lỗi do không thiết lập kết nối với cơ sở dữ liệu

Bạn có thể khắc phục lỗi không đăng nhập được vào wp-admin do không thể thiết lập kết nối với cơ sở dữ liệu bằng cách sau:

  • Kiểm tra file wp-config
  • Kiểm tra MySQL
  • Kiểm tra file /wp-admin/

Sửa lỗi do cạn kiệt giới hạn bộ nhớ

Nếu không vào được trang quản trị WordPress do cạn kiệt bộ nhớ, chủ đề mã hóa kém hay một plugin thì hãy áp dụng một trong những cách dưới đây:

  • Tăng giới hạn cho bộ nhớ PHP
  • Vô hiệu hóa Plugin, bật dần từng Plugin để phát hiện xem plugin nào gây ra lỗi
  • Thay thế chủ đề hiện tại bằng chủ đề mặc định
  • Tiến hành cài đặt lại bản sao WordPress mới
  • Dùng chức năng gỡ lỗi WordPress

Sửa lỗi do mật khẩu sai

Đây là trường hợp rất nhiều chủ website mắc phải. Nếu không vào được trang quản trị do mật khẩu sai, bạn nên đặt lại mật khẩu từ phpMyadmin. Sẽ có những bước hướng dẫn chi tiết và cụ thể khi đổi mật khẩu và bạn chỉ cần làm theo trình tự đó là đã có thể đổi mật khẩu thành công.

Xem thêm: Thiết kế Website điện máy siêu thị

Khắc phục lỗi do mất quyền quản trị

Trong trường hợp này, bạn nên thêm người quản trị vào cơ sở dữ liệu WordPress thông qua phpmyadmin (MySQL)

Lỗi do PHP và cách khắc phục

Giải pháp để khắc phục lúc này đó chính là nên dùng chương trình FTP. Bằng cách đơn giản đó chính là cài đặt chương trình, đăng nhập website sau đó chuyển đến tệp chủ đề đã chỉnh sửa => loại bỏ mã đã thêm => tải lại tệp.

khac phuc loi khong vao duoc wordpress

– Xóa bộ nhớ Cache và Cookie

Vì cũng sử dụng bộ nhớ Cache nên việc xoá bộ nhớ Cache và Cookie, đồng thời khởi động lại trình duyệt có thể giúp sửa được lỗi không truy cập vào WordPress Dashboard.

– Tải lại wp-login.php

Nếu đã áp dụng các cách trên mà bạn vẫn không vào được trang quản trị WordPress thì rất có thể là do file wp – login.php đã bị di chuyển hoặc đã bị xoá đi. Và để khắc phục được lỗi này, cách bạn làm là tải lại file như sau:

  • Bước 1: Bạn tiến hành tải bản cài đặt WordPress mới trên PC (máy tính), sau đó giải nén file này và tìm file đăng nhập wp, đồng thời giữ nó luôn trong trạng thái sẵn sàng. 
  • Bước 2: Tiếp đến, bạn đăng nhập vào tài khoản Hosting web. Truy cập cPanel => chọn File Manager => chọn Public_html.
  • Bước 3: Chọn tùy chọn Upload => tải file wp-login từ PC của bạn lên thư mục Public_html. Trường hợp file cũ vẫn còn hiện diện thì bạn có thể ghi đè lên nó. 
  • Bước 4: Click chuột phải vào file wp-login => chọn Edit.
  • Bước 5: Tại cuối file, bạn copy-paste “// Delete this line $user_login = $userdata[“user_login”]; 

// Replace it with this line $user_login = $user_data->user_login;”

Bước 6: Bạn lưu các thay đổi và có thể đăng nhập vào tài khoản quản trị WordPress.

3. Sửa lỗi đăng nhập WordPress với cPanel 

Sau đây là những cách sửa lỗi đăng nhập WordPress với cPanel phổ biến: 

– Sửa mật khẩu WordPress bị mất hoặc quên

Trường hợp bạn quên/mất mật khẩu đăng nhập vào WordPress thì cần dùng đến công cụ Reset Built – In Password. Tuy nhiên, nếu vẫn không thể đăng nhập vào tài khoản email mà WordPress gửi để Reset link, bạn phải vào MySQL database.

Với cPanel, bạn có thể thực hiện điều này bằng cách kích hoạt phpMyAdmin. Lúc này, bạn sẽ thấy trong Database trên trang chính của cPanel.

Ở góc trái Sidebar, bạn tìm Database cho website của mình. Chú ý nó tương tự như Your Username Wp nhưng cũng có thể khác phụ thuộc vào website của bạn. Sau đó, bạn click chuột vào dấu cộng (+) và nhìn thấy bảng danh sách như hình dưới đây: 

Tiếp tục, tìm Username trong cột User_login => click chuột vào Edit ở đầu hàng. Hashed Password ở cột gần User_login nhưng bạn đừng thay đổi nó nhé. 

Sau đó, bạn tìm hàng User_pass => nhập password ở cột Value. Tại cột Function => chọn MD5.

WordPress sẽ lưu trữ password dưới dạng hashing algorithm và dạng hashing value nên bạn phải chỉnh sửa bằng cách chọn MD5. Cuối cùng là click chuột vào Go và phpMyAdmin sẽ lưu password hash vào Database. 

– Sửa lỗi White Screen of Death của WordPress

Thông thường, việc tạo mật khẩu trong cPanel thật dễ dàng, nhưng nếu đó là màn hình trống thì rất có thể bạn đang gặp phải White Screen of Death. Cách làm tốt nhất lúc này chính là tắt tất cả các Plugin nhé. 

– Cách tắt các plugin WordPress mà không cần đăng nhập

Khi đó, bạn nên đổi tên Folder có chứa các File Plugin. Và WordPress sẽ không tìm thấy được những Plugin và Plugin sẽ được được tải. Bạn click chuột để mở File Manager tại File của trang chính. 

Tiếp đến, bạn đến thư mục web và tìm trong thư mục gốc hoặc thư mục con của Public_html. Chọn tiếp thư mục wp content => click vào Plugin.

Tiếp tục chọn Rename tại thanh công cụ và chọn “Argentina Plugins” và đăng nhập thử. Nếu thành công, bạn hãy đổi thư mục lại Plugin. Trường hợp WordPress hoạt động tiếp tục, bạn nên tắt Plugin trong giao diện của WordPress, đồng thời bật lại Plugin cho đến khi lỗi đăng nhập xuất hiện thì đây chính là thủ phạm. 

Nếu cách làm này không đạt hiệu quả, bạn tiến hành khôi phục lại website của mình từ bản sao lưu. 

– Sửa lỗi khi các đặc quyền admin bị mất trên WordPress

Đặc quyền admin bị mất trên WordPress cũng là một lỗi khá phổ biến. Lúc này, bạn có thể đăng nhập vào website nhưng không có quyền truy cập vào các tính năng yêu cầu của admin. Thế nên, điều bạn cần làm là chạy một Malware Scanner sau khi lấy được quyền truy cập. 

Theo đó, bạn tạo User Account mới với những đặc quyền phù hợp. Bạn có thể thực hiện theo từng bước tương tự như khi tạo User từ bên ngoài. Hoặc cũng có thể thêm đặc quyền User có sẵn. 

  • Bước 1: Tại Database trong phpMyAdmin, bạn tiến hành các bước trong “Sửa mật khẩu WordPres bị mất hoặc quên”. Sau đó, tìm bảng wp_users => click chuột vào Insert. 
  • Bước 2: Cung cấp thông tin vào phần Value của biểu mẫu gồm:

+ ID: Sử dụng con số cao hơn số của User hiện tại. 

+ User_Login: Bạn sử dụng Username duy nhất, không được dùng cùng Username với bất cứ Account nào trên website. 

+ User_Pass: Tại cột Function => chọn MD5 để nhập mật khẩu mới. Chú ý nếu không đặt Function thành MD5 thì bạn sẽ không thể nào đăng nhập được.

+ User_Nicename: Tên của bạn hoặc biệt hiệu thường dùng chẳng hạn 

+ User_Email: Nhập địa chỉ email chính mà bạn đang sử dụng 

+ User_URL: Nhập URL website của bạn 

+ User_Registered: Click chuột vào lịch bên cạnh và chọn ngày phù hợp

+ User_Status: Hãy để chúng ở mức 0

+ Displayname: Tên mà bạn sử dụng trong giao diện của WordPress.

Sau khi hoàn tất, thì bạn sẽ nhận được biểu mẫu như hình sau:

** Chú ý: Bạn cần đặc biệt quan tâm đến các giá trị ID, User_Login và User_Pass vì bạn nhất định sẽ cần đến chúng cho những bước tiếp theo. 

Chọn Go => Click vào Go thêm nữa để tiến hành xác nhận và User mới sẽ được add vào Database. 

Tiếp theo, bạn cấp quyền Admin cho User, sau đó trở lại trang chính và click vào Insert cạnh bảng wp_usermeta. 

Mặt khác, bạn cũng cần thêm thông tin đặc quyền admin vào Database Fields, đồng thời liên kết chúng với User WordPress mới thông qua User_Id Value. Cụ thể là: 

  • Bỏ trống Umeta_Id
  • Nhập User_Id 
  • Tại Meta_Key => nhập wp_capabilities
  • Tại Meta_Value => nhập a:1 {s: 13: ”administrator”; b: 1;}
  • Click vào Go và tiếp tục sử dụng Details mà bạn đã thêm vào Database để đăng nhập vào các đặc quyền admin. 

– Sửa lỗi “Error Establishing a Database Connection” trong WordPress với cPanel

Trường hợp khi đang nhập mà bạn nhìn thấy dòng chữ “Error Establishing a Database Connection”, điều này đồng nghĩa với việc WordPress đang gặp cản trở khi kết nối với Database. 

Lỗi này thường khó khắc phục, nhưng với công cụ cPanel & WHM, Hosting Client và dịch vụ Hosting thì có thể dễ dàng chuẩn đoán được lỗi và tiến hành khắc phục. 

4. Lời kết

Nếu đã thử hết những cách trên nhưng vẫn không thể vào được trang quản trị WordPress thì hãy thử liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website. Với đội ngũ lập trình viên giỏi, chuyên nghiệp, chắc chắn bạn sẽ khắc phục được sự cố một cách nhanh chóng nhất. AIO – đơn vị thiết kế website uy tín luôn cam kết đồng hành cùng quý khách hàng để khắc phục mọi sự cố xảy ra trong quá trình vận hành website.

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả lỗi không vào được trang quản trị WordPress. AIO sẽ liên tục cập nhật những tin tức hữu ích cho quý khách hàng, đừng bỏ lỡ nhé!.

Cam ơn bạn đã đọc bài viết của thiết kế website: https://thietkewebaio.com/ AIO nhé.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest

Bài viết liên quan