Top 11 cách kiểm tra độ tin cậy của trang web dễ nhất

Làm thế nào để kiểm tra độ tin cậy của trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất? Chắc hẳn đây là câu hỏi được nhiều bạn đặt ra, khi muốn thực hiện các giao dịch điện tử trên trang mạng internet. Trong bài viết này công ty thiết kế website AIO, sẽ giới thiệu đến bạn top 11 cách kiểm tra độ tin cậy của trang web hiệu quả nhất. Mời bạn cùng khám phá nhé!

kiem tra do tin cay cua trang web

1. Google Safe Browsing Diagnostic

Google Safe Browsing Diagnostic là công cụ kiểm tra độ tin cậy của trang web đơn giản mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Công cụ sẽ phân tích và đánh giá chi tiết về trang web bạn muốn truy cập như: tên miền, các đường dẫn liên quan đến địa chỉ trang web, độ tin cậy của web là bao nhiêu…

Google Safe Browsing Diagnostic sử dụng Safe Browsing API, là một phần của bộ máy tìm kiếm Google. Vì vậy mang lại chất lượng kiểm tra trang web chính xác đến 100%, công cụ sẽ đưa ra cho bạn những đánh giá đáng tin cậy nhất.

Cách kiểm tra bằng Google Safe Browsing Diagnostic rất dễ, bạn chỉ cần truy cập vào trang web cần tìm rồi điền tên miền của web và nhấn Enter là được.

2. Công cụ UnMask Parasites

Công cụ kiểm tra độ tin cậy của trang web UnMask Parasites, có cách sử dụng rất đơn giản, nó có cả chức năng quyết các trang web. Giúp bạn khắc phục được những vấn đề mà web của bạn đang gặp phải, đồng thời cũng đưa ra tỷ lệ đáng tin cậy của trang web mà bạn muốn truy cập.

Xem thêm: Thiết kế website nghệ thuật

3. Công cụ PhishTank

PhishTank là công cụ kiểm tra độ tin cậy của website rất đơn giản và dễ thực hiện. Công cụ sẽ giúp bạn tránh được những trang web ảo, không an toàn khi truy cập.

4. Phần mềm Dr.Web Anti Virus Link Checker

Phần mềm mở rộng cho trình duyệt web Dr.Web Anti-Virus Link Checker, hỗ trợ cả Chrome, Firefox, IE, Safari và Opera, trình quản lý email Thunderbird. Sử dụng phần mềm quét virus trực tuyến này, sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra những vấn đề không an toàn của trang web. Hơn nữa phần mềm còn có thể quét các đường link mạng xã hội như Facebook, Vk.com hay Google+.

5. Công cụ kiểm tra độ tin cậy của trang web UnShorten

UnShorten là công cụ kiểm tra đường link dẫn tới trang web cực kỳ hiệu quả. Cách sử dụng công cụ UnShorten cũng rất dễ dàng và tiện lợi, cho kết quả kiểm tra độ tin cậy của trang web rất nhanh chóng.

UnShorten

6. Ứng dụng VirusTotal

VirusTotal là một ứng dụng chuyên dùng để upload file và diệt quét virus online. VirusTotal được tích hợp từ rất nhiều các trình duyệt virus các website nổi tiếng, nên nó mang lại chất lượng kiểm tra cực nhanh. Bạn có thể tiến hành truy cập ứng dụng 15 phút/ lần.

7. Comodo Site Inspector

Comodo Site Inspector là phần mềm kiểm tra độ tin cậy của trang web có giao diện trực quan, đơn giản, rất dễ dàng để sử dụng, quét web online. Bạn có thể dùng ứng dụng để kiểm tra tên miền của web, từ đó sẽ có được độ tin cậy của trang web hay không.

8. Công cụ Sucuri

Công cụ Sucuri nổi tiếng thế giới về độ an toàn, nó đã được mua lại bởi GoDaddy. Đây là nhà cung cấp domain và hosting chất lượng tốt nhất trên thị trường thế giới. Sucuri cho phép bạn tiến hành quét malware; Website Blacklisting, Website Firewall; Injected SPAM; Defacements…

9. Ứng dụng Scamadviser

Công cụ kiểm tra độ tin cậy của trang web Scamadviser, sẽ  giúp bạn kiểm tra những thông tin cơ bản của một website như: tên miền, địa chỉ Ip, vị trí máy chủ, độ uy tín, tuổi thọ của web, tốc độ web, chủ sở hữu, định giá thời điểm hiện tại của trang web…

10. Similarweb

Công cụ Similarweb sẽ giúp bạn cập nhật chính xác nhất số lượng truy cập vào trang web và bảng xếp hạng của web. Đồng thời công cụ cũng cung cấp các thông tin về nguồn gốc truy cập: là trực tiếp hay qua link giới thiệu, qua mạng xã hội…

similar web

11. Kiểm tra độ tin cậy của trang web bằng mắt thường

Không cần sử dụng các công cụ kiểm tra độ tin cậy của trang web, bạn cũng có thể nhận biết website có ổn hay không qua những yếu tố sau:

URL bắt đầu với https://

Những trang web an toàn sẽ có cụm https:/ ở đầu của tên miền, có biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ. Điều này chính tỏ thông tin ra/vào trên website đã được bảo mật hoàn toàn, web đã mua chứng chỉ SSL đáng tin cậy.

Địa chỉ https:// hiện màu đỏ và đánh dấu chéo

Trường hợp địa chỉ https xuất hiện dấu gạch đỏ, hoặc có ổ khóa gạch chéo thì có thể trang web đang sử dụng chứng chỉ SSL hết hạn. Cũng có thể chứng chỉ này đang được cấp bởi nguồn không uy tín. 

Nhìn vào lỗi chính tả trên trang web

Những trang web xuất hiện nhiều lỗi chính tả, lỗi đánh máy bạn cũng nên đề phòng. Bởi các nội dung trên trang web có thể là giả hoặc để chống chế, không có sự đầu tư, không có kiểm duyệt.

Xem thêm: Thiết kế website tại Hà Tĩnh

Kiểm tra địa chỉ URL của trang web

Khi truy cập trang web bạn cần kiểm tra địa chỉ URL xem có chính xác không. Nếu sau địa chỉ URL có thêm các đoạn ký tự thì rất có thể đây là trang web kém uy tín, không có độ an toàn cao.

Nhìn vào màu sắc trên thanh địa chỉ của web

Nếu bạn thấy thanh địa chỉ trên trình duyệt chuyển sang màu xanh lá, hiện tên công ty quản lý web. Thì điều này chứng tỏ đây là trang web an toàn, chất lượng. Website đã được trang bị chứng chỉ số Extended Validation – EV. Chứng chỉ EV đảm bảo địa chỉ hiện thị chính là tên miền của một công ty thật, công ty đó hoàn toàn sở hữu, quản trị web.

Những trang web lừa đảo thường xuất hiện cảnh báo

Các website lừa đảo, không an toàn thường đưa ra những cảnh báo, đe dọa để bạn cung cấp thêm mật khẩu và thông tin cá nhân. Sau đó sẽ lấy cắp địa chỉ gmail, mật khẩu để vào tài khoản ngân hàng của bạn.

Cũng có một số trang web sẽ đưa ra chiêu thức bạn là khách hàng thứ n, đã trúng thưởng số tiền trị giá… sau đó yêu cầu bạn cung cấp thêm thông tin cá nhân.

Như vậy trong bài viết này công ty thiết kế website AIO, đã bật mí với bạn 11 cách kiểm tra độ tin cậy của trang web một cách dễ dàng nhất. Hi vọng những thông tin hữu ích trong bài viết, sẽ giúp bạn truy cập được các trang web một cách an toàn nhất.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest

Bài viết liên quan