Web platform là gì? Tất tần tật những điều cần biết

Web platform là gì luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là với những ai đang tìm hiểu sâu về lĩnh vực công nghệ, lập trình. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì đừng rời khỏi bài viết dưới đây bởi AIO sẽ giúp bạn biết chính xác Web platform là gì cũng như tất tần tật mọi điều liên quan đến thuật ngữ này nhé!

Web platform la gi

Web platform là gì?

Platform là thuật ngữ lập trình chỉ nền tảng kết nối tạo ra môi trường đặc biệt – đây chính là môi trường để các phần mềm được thực thi. Các mô hình Platform thực tiễn có thể là phần cứng, hệ điều hành, trình duyệt web hoặc các giao diện lập trình ứng dụng có liên quan…

Đây là nền tảng bắt buộc phải có của mọi quy trình phát triển phần mềm và mỗi Platform sẽ có chức năng hỗ trợ khác nhau. 

Những nhân tố cấu thành nên Platform gồm có: 

  • Phần cứng đơn: Là phần sẽ xuất hiện trong trường hợp hệ thống nhúng nhỏ. 
  • Trình duyệt: Chrome, Cốc Cốc… hoặc bất kỳ trình duyệt nào dựa trên nền tảng web
  • Ứng dụng: Các ứng dụng web khá đa dạng phải kể đến như bảng tính, ứng dụng lưu trữ dữ liệu, trình xử lý văn bản…
  • Frameworks: Là nơi cung cấp các chức năng đã được thiết kế sẵn
  • Máy ảo: tất cả các ứng dụng sẽ được phiên dịch thành định dạng tương tự như mã máy nhờ vào máy ảo. 

Và, mỗi Platform sẽ có những chức năng hỗ trợ khác nhau cũng như tồn tại các hạn chế nhất định. 

Xem thêm: Thiết kế website phong thủy

Các loại hình Platform hiện nay

Để hiểu hơn về các Platform thì bạn cần phải nắm được có bao nhiêu loại hình Platform. Hiện, có 5 Platform và mỗi loại lại có những đặc điểm riêng biệt.

  • Hardware Platform (Platform phần cứng): Là phần cứng của các thiết bị công nghệ như laptop, máy tính, điện thoại… 
  • Software Platform (Platform phần mềm): Ảnh hưởng trực tiếp đến sự thông minh của thiết bị điện tự. Môi trường đặc biệt này sẽ lập trình ra các ứng dụng, tính năng và tạo nên sức mạnh riêng của mỗi Platform.
  • Cloud computing Platform: Hay còn được biết đến là dịch vụ điện toán đám mây thu hút rất lớn sự quan tâm của người dùng. Công nghệ hiện đại này sở hữu khả năng thu thập, phân tích dữ liệu khổng lồ từ đó giúp được các doanh nghiệp bỏ qua khâu xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng, tiết kiệm chi phí
  • Social Platform: Là dạng Platform hỗ trợ người dùng, triển khai và quản lý các giải pháp hay dịch vụ truyền thông xã hội. Loại Social Platform này phổ biến nhất là khả năng tạo ra website, dịch vụ truyền thông với chức năng như một MXH hoàn chỉnh. 
  • Business service platform: Đây là dạng platform được ứng dụng để kinh doanh

So sánh mô hình kinh doanh Platform và truyền thống

Mô hình kinh doanh Platform và truyền thống luôn được đặt lên bàn cân để so sánh xem đâu là mô hình đem lại giải pháp hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Qua sự so sánh này, bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về Platform. 

  • Platform: là nền tảng kết nối cho phép người mua liên hệ người bán để giao dịch trực tiếp. Mô hình Platform không định giá cho hàng hóa mà chỉ được xem là công cụ trung gian, hàng hóa sẽ được định giá bởi người mua và người bán thực tế.
  • Nhà bán lẻ/phân phối: Hàng hóa sẽ được phân phối, cung cấp thông qua mạng lưới cửa hàng, sites và dịch vụ giao hàng. Bên cạnh đó, mối quan hệ với khách hàng cũng đều được chú trọng. Mô hình này có nhược điểm đó là không kết nối các cộng đồng khác nhau để giao dịch.

Các mô hình kinh doanh truyền thống đều có thể tự chuyển đổi thành một Platform hoặc có thể thêm vào khả năng Platform cho mô hình kinh doanh hiện tại của mình.

Hệ sinh thái Platform là gì?

Để hiểu được hệ sinh thái Platform là gì thì cần phải đưa ra một vài ví dụ về các công ty tầm cỡ thế giới như  Apple, Google, Microsoft và Facebook… Đây chính là những công ty đã thành công nhờ vào sự kết hợp giữa các mô hình kinh doanh, trong đó có các platform khác nhau. 

Thuật ngữ hệ sinh thái platform ra đời khi một nhóm tổ chức liên quan phụ thuộc lẫn nhau liên kết lại để ra hệ sinh thái cùng quyền sở hữu và mang lại môi trường đầy đủ, toàn diện cho người dùng. 

Ưu nhược điểm của mô hình Platform

Cái gì cũng đều có ưu nhược điểm khác nhau, mô hình Platform cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm của Platform

Đầu tiên, cần phải kể đến những ưu điểm chính của mô hình Platform khi nó cung cấp các giải pháp về sự tiện lợi, nhanh chóng cho khách hàng.

Những lợi ích nổi bật mà Platform mang lại đó là:

  • Khả năng kết hợp tệp khách hàng, nhà cung cấp
  • Hỗ trợ xúc tiến hàng tồn kho
  • Khả năng phát triển quy mô lớn
  • Khả năng quản trị sự phức tạp của thị trường

Nhược điểm mô hình Platform

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng không phải mô hình Platform đã là hoàn hảo. Theo như phân tích, điểm sáng của mô hình kinh doanh truyền thống chính là nhược điểm của platform. Bạn không nên ứng dụng mô hình platform để phục vụ cho các nhóm người tiêu dùng cụ thể vì khả năng quản lý chuỗi giá trị kém. Chưa hết, platform cũng không thể quản trị trải nghiệm khách hàng một cách hiệu quả, chi tiết và chuyên nghiệp như mô hình kinh doanh truyền thống.

Hardware Platform là gì?

Platform cũng như nhiều thiết bị công nghệ khác không thể nào hoạt động nếu thiếu phần cứng. Hardware được biết đến là tên gọi nền tảng phần cứng. Đây cũng là kiến trúc của bộ vi xử lý hay kiến trúc máy tính. 

cac loai hinh platforrm

Những thuật ngữ liên quan đến Platform 

Software: Không chỉ có phần cứng, Platform cũng yêu cầu những Software phù hợp. Những nền tảng phần mềm platform phổ biến là:

  • Nền tảng MS-DOS (x86), DR-DOS (x86), FreeDOS (x86)….
  • Microsoft Windows (x86, x64)
  • Linux (x86, x64, PowerPC)
  • Mac OS X (PowerPC, x86)
  • OS/2, eComStation
  • AmigaOS (m68k), AROS (x86, PowerPC

Cloud Computing: Cung cấp cho doanh nghiệp một giải pháp thay thế để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ. Dịch vụ điện toán đám mây là một thị trường đang phát triển rất nhanh chóng. Những công nghệ hiện đại mà Cloud Computing đem lại cho người dùng đó là: phân tích dữ liệu lớn, IoT, trí tuệ nhân tạo, lưu trữ ứng dụng web…

Social: nền tảng xã hội cho phép triển khai, phát triển quản lý mọi dịch vụ truyền thông xã hội. Social cũng cung cấp cho khách hàng khả năng tạo website hiệu quả. 

Xem thêm: Thiết kế website tại Đà Nẵng

Business Service: Là loại hình platform về hoạt động kinh doanh dịch vụ. Để dễ hiểu hơn, bạn có thể nhìn vào ứng dụng Grabtaxi – đây chính là một ví dụ nổi bật. Business Service cũng cho phép một đơn vị kinh doanh vận hành trực tuyến. Nó cũng giúp kết nối khách hàng, nhân viên trên nền tảng platform – thường là một app di động.

Digital Marketing: đây cũng là một platform nhiều doanh nghiệp đang sử dụng. Đây là nền tảng kỹ thuật số với những hoạt động thường xuyên không ngừng nghỉ cho phép thương hiệu chạy chương trình cụ thể như: quảng cáo website, banner, ứng dụng video, quảng cáo ngắn.

Blockchain: Là hệ cơ sở dữ liệu lưu trữ, truyền tải thông tin trong các khối được liên kết bằng mã hóa. Ví dụ về blockchain platform có thể kể đến là: Ethereum, Cardano, NEO, EOS, Blockchain…

Nền tảng Platform trong lĩnh vực Mobile: Nền tảng Platform trong lĩnh vực mobile phải kể đến đó là Android, iOS, Blackberry, Windows Phone… Hay chúng ta có thể sử dụng cái tên “hệ điều hành” để gọi chúng như cách gọi thông thường. Mỗi hệ điều hành lại tồn tại những đặc điểm khác biệt. 

Qua những kiến thức được chia sẻ trên đây, không thể phủ nhận tầm quan trọng của mô hình Platform. Bạn cũng đã hiểu hơn về thuật ngữ web platform là gì rồi đúng không nào? Đừng quên truy cập vào thiết kế website AIO để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích và hay ho liên quan đến giải pháp thiết kế website nhé!.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest

Bài viết liên quan