Khái niệm mã nguồn mở là gì? xuất hiện nhiều trong thiết kế website, lập trình phần mềm. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu chính xác về mã nguồn mở, cùng những thông tin liên quan về khái niệm này. Trong bài viết này công ty thiết kế website AIO, sẽ giúp bạn có được những thông tiên liên quan đến mã nguồn mở.
Khái niệm mã nguồn mở
Mã nguồn mở thực chất là một phần mềm cung cấp dưới dạng mã và nguồn, ứng dụng này miễn phí về giá mua và bản quyền. Người dùng có thể: sửa đổi, phát triển, cải tiến, nâng cấp mã nguồn mở theo những nguyên tắc chung được quy định trong giấy phép PMNM.
Tuy nhiên nhà cung cấp mã nguồn mở sẽ có quyền yêu cầu người sử dụng, trả các khoản chi phí về: các dịch vị bảo hành, nâng cấp, tư vấn, huấn luyện… Đây là những dịch vụ thật sự cần thiết, dùng để phục vụ người sử dụng. Nhưng tuyệt đối không được bán các sản phẩm mã nguồn mở, bởi đây là tài sản trí tuệ chung.
Tiện ích mà mã nguồn mở mang lại là quyền tự do sử dụng các chương trình cho nhiều mục đích khác nhau. Quyền tự do cải tiến các chương trình và phát hành những bản cải tiến với mục đích công cộng. Quyền tự do nghiên cứu, chỉnh sửa và truy cập vào mã nguồn cho phù hợp nhất.
Xem thêm: Thiết kế website WordPress
Một số ví dụ về mã nguồn mở
Sau khi nắm vững khái niệm mã nguồn mở là gì, bạn cũng cần xem qua những ví dụ về mã nguồn mở để có thể dễ dàng hình dung hơn về thuộc tính này.
Chẳng hạn như, các ngôn ngữ lập trình mở gồm: PHP, Java… hay những ngôn ngữ “mở một phần” như .NET. Trên thực tế, ngôn ngữ này cũng được xem là nguồn mở, nhưng người dùng sẽ phải trả phí một cách gián tiếp bằng cách mua hệ điều hành Windows. Lưu ý, ngôn ngữ này sẽ không sử dụng được trên hệ điều hành MAC OS đâu nhé!
Ngoài ra, còn có các ngôn ngữ không nằm trong phần mềm mã nguồn mở, cụ thể như: Unity. Trường hợp bạn lập trình game bằng mã nguồn này thì sẽ được sử dụng thoải mái, nhưng tuyệt đối không được bán chúng vì sẽ bị dính bản quyền và ngay lập tức game sẽ bị “Store link report” => game sẽ bị khai tử nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thương mại hóa game mà bản thân tạo ra bằng cách mua bản quyền sử dụng từ đơn vị sở hữu ngôn ngữ lập trình.
Phần mềm mã nguồn mở
Open Source Software – OSS là phần quan trọng của phần mềm mã nguồn mở, cho phép người dùng cùng hợp tác và cải thiện như: Sửa lỗi, tìm lỗi, cập nhật với các công nghệ mới, tạo ra các tính năng mới nhất. Phần mềm mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí, nên bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được.
Với phần mềm mã nguồn đóng ví dụ như hệ điều hành Windows, Microsoft Office… người dùng muốn sử dụng thì cần phải trả một khoản phí nhất định.
3. Các ứng dụng của mã nguồn mở phổ biến
Thực chất mã mở nguồn không phải là tên gọi của 1 phần mềm nào đó, mà được hiểu là “thuật ngữ” chỉ các phần mềm có tính năng sử dụng miễn phí dành cho người dùng.
Ngày nay, mã nguồn mở được sử dụng như một công cụ kiếm tiền chủ yếu của nhiều “ông lớn” như Microsoft, Google… nhờ vào những ứng dụng phổ biến như sau:
– Thiết lập hệ điều hành Linux
Thường thì chúng ta chỉ hay nghe đến các hiệu điều hành như: MAC OS, Microsoft Windows… nhưng cần hiểu rằng, đây không phải là những hệ điều hành mở. Cụ thể là khi bạn thực hiện thao tác cài Win cho máy tính của mình thì phải trả phí bản quyền. Hoặc bị giới hạn bởi một số nguyên tắc nhất định mà bản quyền này đặt ra.
Hệ điều hành Linux ra đời đã giúp các lập trình viên có được nhiều sự lựa chọn hơn. Theo đó, Linux – ứng dụng được sử dụng miễn phí trên nền tảng mã nguồn mở bao gồm cả mục đích thương mại. Tất nhiên, người dùng cũng sẽ được dùng miễn phí tất cả các tính năng đặc biệt mà hệ điều hành Linux cung cấp. Chẳng hạn như dùng OpenOffice thay thế cho Microsoft Office thực hiện các trình ứng dụng như Writer (soạn thảo văn bản), Calc (bảng tính)…
– Xây dựng ngôn ngữ lập trình PHP, Java
Với mỗi lập trình viên không thể không biết ngôn ngữ lập trình là thành phần “bất di bất dịch” trong lĩnh vực lập trình. Sở dĩ, lập trình viên không thể dùng một ngôn ngữ duy nhất vì chúng chỉ mang đến các tính năng nhất định. Cho nên, để đa dạng hoá nhiều chức năng thì các lập trình viên bắt buộc phải sử dụng những ngôn ngữ khác nhau.
Trong đó, PHP và Java là hai ngôn ngữ lập trình có thể hoạt động trên nền tảng nguồn mở với các đặc điểm phổ biến như sử dụng miễn phí, không bị giới hạn về mặt chức năng, tài liệu tham khảo phong phú, cấu trúc ngôn ngữ đơn giản và đặc biệt hơn là sở hữu cộng đồng hỗ trợ lớn mạnh. Chính lý do này mà có honq 85% website trên thế giới sử dụng ngôn ngữ lập trình này.
– Tạo WordPress thiết kế website
WordPress là một trong những phần mềm hoạt động miễn phí trên nền tảng mã nguồn mở với hơn 25% website trên thế giới. Tất nhiên, WordPress cũng sử dụng ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở PHP.
Việc sử dụng WordPress ngày càng trở nên phổ biến không chỉ nhờ đặc tính miễn phí, mà còn chúng còn có khả năng quản lý nội dung (CMS) – công cụ chính dùng để tạo ra các website.
Ngoài ra, việc lập trình trên nền tảng mã nguồn mở còn giúp WordPress sở hữu đầy đủ các tính năng phổ biến như sử dụng dễ dàng, cung cấp đến đông đảo những người dùng phổ thông, khả năng bảo mật tốt, hỗ trợ chỉnh sửa trực quan, khả năng hoạt động ổn định và linh hoạt…
Trường hợp bạn không phải là lập trình viên chuyên nghiệp nhưng vẫn muốn xây dựng cho bản thân hoặc công ty/doanh nghiệp một website thì việc sử dụng WordPress chính là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
Tuy nhiên, không vì vậy mà WordPress chỉ chuyên dành cho những người không am hiểu nhiều về công nghệ. Trên thực tế, rất nhiều nhà lập trình nổi tiếng thế giới đã nghiên cứu và sử dụng WordPress để xây dựng hàng loạt website “đình đám” như: CNN, Variety…
– Phần mềm GIMP thay thế Adobe Photoshop
Photoshop được xác định là phần mềm sử dụng trên nền tảng mã nguồn đóng. Chính lý do này đã giúp nhà cung cấp thu về hàng triệu USD chi phí bản quyền. Vì thế mà nhiều nhà thiết kế phần mềm chọn sử dụng ứng dụng GIMP.
GIMP dù không sở hữu nhiều ưu điểm và cũng không vượt trội hơn so với Photoshop nhưng GIMP lại được sử dụng hoàn toàn miễn phí, cũng như sở hữu nhiều chức năng giống như CS3. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng phần mềm này chỉ thích hợp dành cho những người mới vào nghề thiết kế công nghệ.
Đối tượng nào sử dụng phần mềm mã nguồn mở?
Đối tượng chính sử dụng phần mềm mã nguồn mở là các lập trình viên, dựa trên phần mềm họ có thể sửa các lỗi và nhận xét. Điều này sẽ giúp cho lập trình viên tránh được những lỗi cũ thường gặp và tạo ra được những tính năng mới.
Hiện nay phần lớn mạng internet đều được, phát triển và xây dựng trên công nghệ mã nguồn mở. Vì vậy bất kỳ ai đang sử dụng mạng internet, cũng được hưởng nhiều lợi ích của phần mềm mã nguồn mở mang lại. Ví dụ như hệ điều hành Linux và Web Apache cũng sử dụng các công nghệ nguồn mở.
5. Những lợi ích tuyệt vời của phần mềm mã nguồn mở
Bên cạnh băn khoăn mã nguồn mở là gì, lợi ích của mã nguồn mở cũng được nhiều lập trình viên quan tâm. Cụ thể như sau:
– Hoàn toàn không mất phí
Người dùng khi sử dụng các phần mềm mã nguồn mở đều không phải chi trả phí bản quyền, kể cả khi dùng cho mục đích thương mại. Thông thường, người dùng khi sử dụng phần mềm có mã nguồn mở sẽ không phải chịu sự kiểm soát của nhà cung cấp, đồng thời tránh được các tình trạng file bị ẩn…
Mặt khác, việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở cũng sẽ giúp các lập trình viên tránh được vấn đề mua bản quyền nhưng không được sau thời gian sử dụng. Hoặc muốn sử dụng tiếp tục thì phải trải phí.
– Hệ thống mã nguồn linh hoạt, ổn định
Thực tế cho thấy, việc sử dụng mã nguồn mở để xây dựng các ứng dụng thì khi gặp lỗi sẽ được sửa chữa nhanh chóng hơn so với các phần mềm có bản quyền. Bởi, khi lập trình viên phát hiện sai sót thì họ có thể tiến hành chỉnh sửa ngay lập tức. Còn với những phần mềm bản quyền, người dùng cần phải báo cáo với nhà cung và chỉ được tiến hành sửa lỗi khi họ cho phép.
– Khả năng bảo mật cao
Bạn có thể hình dung đơn giản là phần mềm mã nguồn mở được cộng đồng lập trình viên nghiên cứu và phát triển từ rất lâu. Khi đó, chúng sẽ được kiểm tra, sửa lỗi hoặc thêm bớt tính năng liên tục… Chính vì vậy mà yếu tố bảo mật sẽ luôn được đặt lên trên hết.
Trường hợp hacker tìm được các lỗ hổng bảo mật của mã nguồn mở, ngay lập tức các lập trình viên sẽ tìm cách khắc phục sự cố nhanh chóng. Nhờ đó, khả năng bảo mật của mã nguồn mở là vô cùng tuyệt vời.
– Cộng đồng người hỗ trợ đông đảo
Không thể phủ nhận rằng, khi có càng nhiều người sử dụng thì cộng đồng hỗ trợ sẽ ngày càng lớn mạnh. Nhờ vậy mà khi có bất cứ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ gì thì cộng đồng người sử dụng sẽ nhanh chóng giúp đỡ bạn.
– Không giới hạn khả năng sáng tạo
Việc sở hữu tính năng miễn phí dạng “mở” mà nhiều lập trình viên đã dựa vào đó mà tạo ra nhiều phần mềm thật sự hữu ích. Hơn hết, phần mềm mã nguồn mở còn hỗ trợ người dùng giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc vào nhà cung cấp nếu so sánh với các mã nguồn bản quyền.
Xem thêm: Thiết kế website Magento
6. Các hiểu nhầm về mã nguồn mở
Hầu hết, mọi người ngoài lập trình viên đều nghĩ rằng, mã nguồn mở/đóng sẽ liên quan đến tính năng bảo mật và chức năng của mã nguồn đó. Song, đây là một trong những hiểu lầm cần tránh.
– Website sẽ bị hack khi sử dụng phần mềm mã nguồn mở?
Nhận định này hoàn toàn sai lầm, bởi bản chất phần mềm mã nguồn mở không hề liên quan đến bảo mật.
Mặc dù nhiều người vẫn cho rằng chúng là lỗ hổng để các hacker “tấn công” website. Nhưng trên thực tế cho thấy việc website bị hỏng bảo mật hoàn toàn là do Theme và Plugin.
– Phần mềm mã nguồn mở thường không được bảo mật
Hiểu nhầm này vô cùng trầm trọng, bởi mã nguồn mở có tính bảo mật cực kỳ cao. Minh chứng là hàng loạt mã nguồn mở đều được người dùng sử dụng để điều hành các hệ thống mạng Internet. Cụ thể, các “ông lớn” như Google, IBM… đều là những đại diện sử dụng mã nguồn mở vào mục đích thương mại.
– Mã nguồn mở liên quan đến cấu trúc/kỹ thuật lập trình
Thực chất mã nguồn mở không hề liên quan đến cấu trúc/kỹ thuật trình. Trong lĩnh vực lập trình, việc mã hóa code không mang ý nghĩa lớn lao vì phần lớn lập trình viên đều biết cách thực hiện. Vì vậy, nói mã nguồn mở có liên quan đến cấu trúc/kỹ thuật lập trình là hiểu lầm không đáng có của một lập trình viên chuyên nghiệp.
– Mã nguồn mở thường bị giới hạn chức năng
Như đã nói ở trên, mã nguồn mở không phải là phần mềm được sử dụng miễn phí. Chúng không hề bị giới hạn về mặt chức năng, người dùng có thể truy cập hoặc download và sử dụng toàn bộ các chức năng cần thiết mà không phải chi trả bất kỳ khoản phí nào.
Xem thêm: Thiết kế website tại Sóc Trăng
Như vậy bài viết đã giúp bạn có nhiều kiến thức hơn về khái niệm mã nguồn mở là gì? Đồng thời cũng chia sẻ đến bạn những lợi ích tuyệt vời của mã nguồn mở mang lại cho các lập trình viên và người sử dụng. Công ty AIO là địa chỉ thiết kế trang website uy tín, đẹp, chuẩn SEO, giá thành cạnh tranh nhất. Bạn có nhu cầu thiết kế trang web bán hàng, trang web cho công ty… hãy liên hệ đến số 086.779.5558 của công ty AIO để được tư vấn miễn phí 24/7.