Lỗi 404 là gì? Cách khắc phục lỗi 404 nhanh chóng cho website

Lỗi 404 là gì? Cách khắc phục lỗi 404 là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Khi truy cập một website người truy cập có thể gặp phải nhiều lỗi khác nhau. Mỗi một lỗi phát sinh đều được đánh số nhất định, trong đó lỗi 404 là phổ biến nhất. Lỗi 404 không chỉ làm gián đoạn truy cập của người dùng mà còn đem tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp. Vậy làm sao để xử lý khi gặp lỗi này? Cùng AIO tìm hiểu nội dung thông tin dưới đây nhé!

lỗi 404 là gì, cách khắc phục lỗi 404

Lỗi 404 hay 404 Not Found là gì?

Lỗi 404 hay 404 Not Found là một thông báo xuất hiện trên website khi bạn cố gắng truy cập vào địa chỉ web không tồn tại hoặc không còn thông tin dữ liệu trên web server. Số 404 thực tế chỉ là mã số chỉ mã trạng thái HTTP để mô tả tình trạng lỗi này.

Lỗi 404 còn có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào sự cài đặt của người lập trình web. Một vài tên gọi thường gặp như 404, 404 File or Directory Not Found, 404 Resource not found, HTTP 404, 404 Page Not Found, Error 404,…

Nguyên nhân dẫn đến lỗi 404

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi 404, trong đó các nguyên nhân chính có thể kể đến gồm:

  • Đánh sai tên URL

Trong một vài trường hợp do địa chỉ URL phức tạp, nhiều ký tự, ký tự giống nhau nên người dùng nhập sai. Khi đó máy chủ không thể xác định được tên website bạn muốn truy cập nên trả về lỗi 404. Do vậy, khi đặt tên miền cho website cần lựa chọn các từ ngữ thông dụng, dễ nhớ để khách hàng dễ dàng nhập trực tiếp trên ô tìm kiếm.

Xem thêm: Thiết kế website kiến trúc

  • Sai mã code web

Bất kỳ một website nào cũng đều được tạo nên từ các mã code web khác nhau. Mỗi mã code web sẽ phụ trách một chức năng khác nhau. Yêu cầu của các code web này là phải đúng chuẩn 100%, nếu có bất kỳ sai sót nào dù chỉ là dấu câu, khoảng trắng cũng sẽ làm mã code không hoạt động dẫn đến lỗi 404 xuất hiện.

  • Không chuyển hướng website đã thay đổi

Sau một thời gian sử dụng nhiều website sẽ được điều hướng tới các địa chỉ URL khác hoặc trang khác mà người quản lý quên không thực hiện chuyển hướng. Điều này khiến người truy cập vào địa chỉ cũ không còn tìm thấy thông tin.

  • Thay đổi địa chỉ URL

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến lỗi 404 xuất hiện. Khi doanh nghiệp tiến hành đổi địa chỉ URL sang địa chỉ khác đơn giản hơn hoặc có hiệu quả cao hơn nhưng không kịp cập nhật trên Google hoặc không xóa URL cũ thì Googlebot sẽ không tìm thấy, không truy cập được và khi đó Google sẽ đánh lỗi 404 trên website.

Ảnh hưởng của lỗi 404 đến SEO

Lỗi 404 ảnh hưởng nhiều đến hoạt động SEO website của doanh nghiệp. Việc thường xuyên xảy ra lỗi này có thể là dấu hiệu chứng tỏ crawling có vấn đề hoặc kỹ thuật SEO không đảm bảo. Lỗi 404 còn làm website bị đánh giá không tốt, bị trừ điểm hoặc sụt giảm thứ hạng.

Riêng đối với người truy cập, việc xuất hiện lỗi 404 không truy cập được website sẽ khiến người truy cập không hài lòng và đưa ra những đánh giá tiêu cực. Việc này khiến doanh nghiệp mất đi khách hàng mục tiêu và từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động, kinh doanh.

Cách khắc phục lỗi 404 nhanh chóng, triệt để

Lỗi 404 là một trong những lỗi lớn nhưng cũng có rất nhiều cách khắc phục nhanh chóng, triệt để. AIO sẽ giới thiệu một vài cách thực hiện hiệu quả dưới đây:

  • Tải lại trang web

Cách đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện nhanh chóng là tắt trang website sau đó tải lại. Bạn có thể sử dụng phím F5 hoặc tắt toàn bộ trình duyệt sau đó tìm kiếm lại theo địa chỉ trước đó. Trong một vài tình huống máy chủ xảy ra lỗi nên không thể truy cập website khiến lỗi 404 xuất hiện.

  • Kiểm tra địa chỉ URL

Bạn hãy kiểm tra kỹ lại địa chỉ URL xem đã nhập chính xác chưa bởi bất kỳ sai sót nhỏ nào cũng sẽ khiến bạn không tìm thấy website muốn truy cập. Đối với những địa chỉ URL phức tạp thì bạn cần lưu lại hoặc sử dụng các phương pháp nhập đặc biệt để tránh sự nhầm lẫn. 

  • Tìm địa chỉ URL trên Google

Nếu địa chỉ URL đã được chỉnh sửa mà doanh nghiệp quên chưa điều hướng thì bạn hãy tìm website đó trên Google. Cú pháp thực hiện tìm kiếm là “URL + từ khóa”, sau đó xem xét kết quả hiển thị và lựa chọn trang web mong muốn.

  • Tìm website trên bộ nhớ cache của Google

Tất cả các đường link website, các hoạt động trên trình duyệt Chrome đều được Google lưu lại trên cache. Do vậy nếu như bạn không thể truy cập trang nào đó của website thì hãy tìm kiếm trang chính của website trong cache. Cách tìm kiếm rất đơn giản, bạn hãy thêm chữ “cache” trước địa chỉ URL sau đó nhấn tìm kiếm.

Xem thêm: Thiết Kế Website tại Cần Thơ

  • Thay đổi các chỉ số máy chủ DNS

Trong một vài trường hợp cùng một website nhưng bạn có thể truy cập trên trình duyệt này nhưng lại không thể truy cập trên trình duyệt khác. Nếu gặp tình huống này bạn hãy thay đổi chỉ số DNS của máy chủ. Tuy nhiên để thay đổi được thì bạn nên nhờ những người có chuyên môn như AIO hỗ trợ bởi vì có thể bạn sẽ không biết mã DNS của các máy chủ là bao nhiêu.

  • Xóa cache trên trình duyệt

Có nhiều trường hợp trang bị lỗi được lưu giữ trên cache của trình duyệt nên khi bạn truy cập website sẽ gặp lỗi 404. Để sửa lỗi bạn chỉ cần xóa cache sau đó truy cập lại bình thường. Việc xóa cache sẽ không ảnh hưởng gì đến trải nghiệm và hoạt động trên website.

  • Nhờ sự hỗ trợ từ người có chuyên môn

Người truy cập website hầu hết không phải người có chuyên môn do đó có những lỗi 404 phát sinh mà họ không biết. Trong các trường hợp này thì nên tìm đến các đơn vị chuyên lập trình website hoặc các nhà chuyên môn để nhờ hỗ trợ.

cach khac phuc loi 404

Các công cụ kiểm tra và phát hiện lỗi 404

Để kiểm tra một website có mắc lỗi 404 hay không bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra sau:

  • Google WebMaster Tools

Công cụ này có thể nói là quá đỗi quen thuộc với các SEOer chuyên nghiệp bởi họ phải dùng nó mỗi ngày để phục vụ cho “thủ thuật” SEO của mình. Với Google Webmaster Tool, tính năng hữu ích nhất chính là thu thập và thống kê những liên kết bị lỗi có trên website. Tất nhiên, để có thể tìm được các URL bị lỗi, bạn cần vào phần Thu thập dữ liệu => Lỗi thu thập dữ liệu. 

  • Screaming Frog Spider SEO

Screaming Frog Spider SEO được đánh giá là công cụ hỗ trợ SEO khá tốt khi cung cấp thêm nhiều chức năng phổ biến để phục vụ việc SEO của các SEOer chuyên nghiệp như: Phân tích chỉ số các liên kết, kiểm tra liên kết, kiểm tra SEO Onpage… 

Mặc dù Screaming Frog Spider SEO được sử dụng miễn phí, nhưng sẽ bị giới hạn thu thập liên kết tối đa là 500. Trường hợp bạn muốn sử dụng nhiều hơn thì cần phải thực hiện trả phí mỗi năm. 

  • LinkChecker

Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Linux thì cần phải sử dụng LinkChecker để kiểm ra lỗi 404. Bởi công cụ này cho phép hỗ trợ trên nhiều nền tảng khác nhau gồm: Windows, Linux, Ubuntu… hoặc cài đặt phần mềm này vào web server và sử dụng ngay trên website. Nói tóm lại nếu bạn sở hữu một máy chủ mạnh thì nên cài đặt phần mềm này để có thể kiểm tra lỗi 404 nhanh hơn. 

  • Xenu Link Sleuth

Công cụ chuyên dùng để dò tìm các liên kết quả website nào đó chứ không riêng chức năng tìm kiếm những liên kết lỗi 404. 

Phương thức hoạt động của Xenu Link Sleuth chính là rà soát những liên kết theo dạng bắt cầu từ website này sang website khác. Sau đó sẽ trả về kết quả thống kê cho SEOer khi đã quét xong. Tuy nhiên, trường hợp website của bạn xuất hiện quá nhiều lỗi thì sẽ phải mất nhiều thời gian để công cụ này kiểm tra ra lỗi 404. 

Khi đã phát hiện ra link lỗi, bạn click chuột vào nó => URL Properties để xem link đang nằm ở đâu trong web và tiến hành khắc phục lỗi. 

Hiểu và nắm được lỗi 404 là gì? Cách khắc phục lỗi 404 sẽ giúp việc quản trị, SEO website đạt hiệu quả cao hơn. Nếu bạn không có nhiều kiến thức về việc xử lý lỗi thì có thể liên hệ với công ty thiết kế website AIO để được hỗ trợ. Với nhiều năm kinh nghiệm cũng đội ngũ nhân viên giàu chuyên môn, AIO sẽ hỗ trợ khách hàng lập trình và kiểm tra tất cả các lỗi phát sinh trên website. Truy cập địa chỉ thiết kế website: https://thietkewebaio.com/ uy tín trọn gói AIO để tìm hiểu thêm nhé!.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest

Bài viết liên quan