Web cache là gì? Tất tần tật điều nên biết

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua thuật ngữ web Cache khi tìm hiểu kiến thức về website rồi rồi đúng không? Vậy bạn đã hiểu Web Cache là gì và vì sao cần sử dụng dịch vụ Web Cache hay chưa? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

web cache la gi

Web Cache là gì?

Web Cache hay còn được biết đến với cách gọi khác đó là HTTP Cache. Đây là một ứng dụng công nghệ thông tin cho bộ nhớ tạm thời của dữ liệu web. Ví dụ như, các trang HTML, hình ảnh khi sử dụng web cache sẽ giảm lag khi server hoạt động. 

Một hệ thống bộ nhớ sẽ lưu trữ rất nhiều dữ liệu nó cho phép và các yêu cầu xuất hiện thêm và cần lưu trữ sẽ được thực hiện nếu web cache cho phép. 

Chúng ta có thể hiểu hệ thống Web cache như một ứng dụng hoặc phần mềm máy tính và một dạng của nó chính là CDN.

Xem thêm: Thiết kế website 3D

Các loại web cache hiện nay

Web cache gồm có hai loại chính đó là: caching phía server và caching phía trình duyệt

  • Caching phía trình duyệt: Diễn ra khi bạn cố tải trang web 2 lần. Lần đầu, trang web sẽ tập hợp các dữ liệu để trải trang và lần thứ 2 sẽ trở thành bộ lưu trữ tạm thời để giữ trang
  • Caching phía server: Tương tự như với Caching phía trình duyệt tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở chỗ loại cache nay được lưu dữ liệu nhiều hơn. Bởi, Caching phía server có nhiều hệ thống bộ nhớ cũng như sử dụng trình duyệt web để lưu trữ bộ nhớ gồm full page caching, fragment caching và object caching.

Full page caching khi được đặt sẽ giúp lưu giữ toàn bộ trang web và khi web của bạn có lượng truy cập cao nó sẽ giảm tải băng thông hay gánh nặng của server và giúp cho website load trang nhanh hơn. Kết quả là người dùng sẽ có được trải nghiệm tốt hơn. 

Phân loại website cache
Phân loại website cache

Vậy, object caching dùng để làm gì?

Object caching được sử dụng để lưu trữ một phần các trang web nằm ở các vị trí khác nhau. Còn Fragment cũng tương tự object caching ngoại trừ việc nó chỉ nhắm vào những phần cụ thể của trang web. 

  • Tăng hiệu suất phần cứng, giảm các xử lý thông qua CPU
  • Đáp ứng nhu cầu truy cập của người dùng ngay cả với trường hợp mạng bị gián đoạn
  • Đáp ứng lưu lượng lớn với các gói hosting có hỗ trợ cache

Nội dung cache được lưu trữ ở đâu?

Đây là điều được rất nhiều người dùng, chủ website quan tâm và muốn biết. Những nội dung có thể được lưu trong web cache phải kể đến đó là:

  • Logo, banner, tiêu đề, hình ảnh tĩnh
  • Các file định dạng Javascript, CSS
  • Các tệp tin tải về, tin media…

Web Cache hoạt động như thế nào?

Web cache được biết đến với khả năng tăng tốc độ load của server. Vạy, ứng dụng này hoạt động như thế nào? Web Cache hoạt động bằng cách lưu giữ các “bản sao” của trang web và đáp ứng nhu cầu của người dùng bằng những bản sao giống hoàn toàn bản chính mà không cần quay về web nguồn. Ít ai biết, việc quay trở lại web nguồn sẽ làm cho server của web hoạt động chậm hơn, dẫn đến tình trạng “lag” và làm cho khách hàng mất thiện cảm với website của bạn. Chắc chắn đây là điều mà không một chủ website nào mong muốn xảy ra.

Cách hoạt động của website cache
Cách hoạt động của website cache

Web cache được xem như bộ chứa trung gian, giúp lưu trữ dữ liệu trong thời gian ngắn. Khi người dùng tải cùng một yêu cầu, web cache sẽ có nhiệm vụ thay máy chủ bằng cách gửi nội dung đã được lưu trước đó đi. 

Xem thêm: Thiết kế website mỹ thuật

Flow của bộ nhớ đệm web cache phổ biến như:

  • Người dùng truy cập website
  • Ngôn ngữ lập trình HTTP requests đến bộ nhớ đệm
  • Nếu đối tượng được yêu cầu lưu trữ trong web cache thì chúng sẽ phản hồi ngay mà không cần thông qua máy chủ
  • Nếu đối tượng được lưu trữ cache thì web cache sẽ giữ lại bản sao và gửi cho yêu cầu tiếp theo

Vì sao nên sử dụng Web cache?

Để có được câu trả lời vì sao nên sử dụng Web cache thì bạn cần tìm hiểu những lợi ích mà ứng dụng này mang lại. Trên thực tế, Web cache mang lại rất nhiều lợi ích, phải kể đến đó là:

  • Web cache tạo ra bản sao y hệt web nguồn nhưng được phân tán để giúp người dùng dễ dàng kết nối với web của bạn hơn
  • Hạn chế độ tốn kém của băng thông. Để đáp ứng cho nhu cầu khách truy cập tăng cao nhưng lượng băng thông cần trả quá cao thì doanh nghiệp cần nghĩ đến giải pháp đó là Web cache để tối ưu hóa. 

 

 

Web cache giúp hạn tối ưu hóa lượng băng thông cần dùng
Web cache giúp hạn tối ưu hóa lượng băng thông cần dùng

Có thể thấy, nhu cầu sử dụng web cũng như ứng dụng của trang web ngày càng cao. Vậy nên không tránh khỏi việc tốn kém tài nguyên server cũng như lưu lượng băng thông. Sử dụng web cache được cho là giải pháp hiệu quả giúp người dùng truy cập dễ dàng, nhanh chóng hơn và giúp chủ doanh nghiệp, chủ website có được lượng khách hàng truy cập ổn định.

Web Caching trang WordPress

Cache Web được sử dụng nhằm mục đích cải thiện hiệu suất trang WordPress. Theo đó, lập trình viên có thể tự viết code khi cần thiết nhưng không phải ai cũng có đủ trình độ chuyên môn, cũng như kỹ năng làm được.

Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quá lo lắng khi có những sự lựa chọn thay thế, chẳng hạn như Hostinger hiện đang cung cấp Hosting WordPress tích hợp thêm nhiều tính năng Caching chỉ với 39.000 VNĐ/tháng. Ngoài ra, trường hợp người dùng khi không hài lòng với dịch vụ sẽ được cam kết hoàn tiền trong vòng 30 ngày.

Web Caching trang WordPress sở hữu nhiều tính năng vượt trội
Web Caching trang WordPress sở hữu nhiều tính năng vượt trội

Bên cạnh đó, WordPress Plugins cũng được sử dụng để quản lý Web Caching. Việc cài đặt và sử dụng Plugins dù dễ sử dụng, nhưng chỉ nên dùng một Caching Plugin nhằm đảm bảo website hoạt động trong tình trạng tốt nhất.

Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn một số WordPress Caching Plugins phổ biến hiện nay:

 W3 Total Cache

W3 Total Cache được sử dụng miễn phí, cung cấp đa dạng từ Page đến Fragment Caching nên thích hợp để những người mới muốn thử dùng các loại Website Cache khác nhau.

W3 Total Cache tích hợp nhiều tính năng miễn phí
W3 Total Cache tích hợp nhiều tính năng miễn phí

WP Super Cache

Hiện nay, có 3 loại sử dụng cho hệ thống Web Caching bao gồm: Chuyên gia, đơn giản và WP – Cache Caching. Với mô hình đơn giản thích hợp để sử dụng các file tĩnh, còn loại mà các chuyên gia thường sử dụng là Apache Mod_Rewrite và WP.

WP Super Cache là sự lựa chọn tối ưu cho nhiều chuyên gia lập trình
WP Super Cache là sự lựa chọn tối ưu cho nhiều chuyên gia lập trình

Autoptimize

Autoptimize được nhận xét là một loại WordPress Cache Plugin chuyên tập trung cho scripts và các kiểu. Cách sử dụng chúng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần đánh dấu vào các tùy chọn được cung cấp nhằm mục đích chính là tối ưu hóa các trang web của HTML, Javascript và CSS.

Autoptimize được sử dụng nhằm mục đích tối ưu hóa các website
Autoptimize được sử dụng nhằm mục đích tối ưu hóa các website

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ web cache là gì cũng như nắm được lý do vì sao nên sử dụng web cache. Đừng quên truy cập vào thiết kế website https://thietkewebaio.com/ AIO để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest

Bài viết liên quan